Nhân rộng mô hình sản xuất phân bón hữu cơ từ chế phẩm, phụ phẩm nông nghiệp
Sáng ngày 23/6/2024, Hội nông dân xã Diễn Trường tiếp tục nhân rộng 04 mô hình thực hành sản xuất phân hữu cơ từ chế phẩm, phụ phẩm nông nghiệp tại các chi hội 7, 8 và chi hội 9
Để hướng đến nền nông nghiệp “xanh, sạch, an
toàn, bền vững”, việc sử dụng phân bón hữu cơ là một trong những yếu tố then chốt.
Hiện nay, hội nông dân xã Diễn Trường đang nhân rộng mô hình sản xuất phân bón hữu cơ vi
sinh từ phế phẩm, phụ phẩm nông nghiệp giúp giảm chi phí sản xuất, nâng cao
năng suất, chất lượng cây trồng, giảm thiểu ô nhiễm môi trường nông thôn.
Sau
khi tiếp thu, nắm rõ quy trình sản xuất phân hữu cơ từ chế phẩm, phụ phẩm nông
nghiệp từ đợt tập huấn lần đầu tiên, Hội nông dân xã đã tuyên truyền bằng nhiều
hình thức và triển khai đến hội viên các chi hội. Sáng ngày 23/6/2024, Hội nông
dân xã tiếp tục triển khai thực hành 4 mô hình sản xuất phân hữu cơ tại Chi hội
7, 8 và Chi hội 9.
Việc thực hành ngay tại các mô hình đã giúp bà
con nông dân nắm chắc và thực hiện tốt các bước của quy trình công nghệ ủ phân,
từ công đoạn thu gom, phân loại và xử lý sơ bộ nguyên liệu; chọn nơi ủ phân và
chuẩn bị thiết bị, dụng cụ; phối trộn chế phẩm vi sinh với nguyên liệu ủ; kỹ
thuật ủ phân; cho đến công đoạn đánh giá độ chín và tính chất cảm quan của phân
ủ,…
Việc tuyên truyền làm mẫu sản xuất phân vi sinh đã được triển khai đồng bộ và được nhân dân hưởng ứng mạnh mẽ vì rất hiệu quả, được phân bón sản xuất đầu vào cho nông nghiệp và thân thiện với môi trường. Trong thời gian tới Hội nông dân xã sẽ tiếp tục lan toả và triển khai rộng khắp đến các tổ chức hội và đến các gia đình làm đồng loạt để làm phân bón vi sinh để góp phần bảo vệ môi trường, tạo ra nguồn phân bón phục vụ sản xuất nông nghiệp.
Dưới đây là quy trình sử dụng chế phẩm compost maker xử lý phế phụ phẩm nông nghiệp thành phân bón hữu cơ vi sinh để bà con áp dụng vào sản xuất nông nghiệp.
Bước 1. Chuẩn bị nguyên liệu: ( nguyên liệu tương đương)
- Phế thải có nguồn gốc từ sinh hoạt: được thu gom và phân loại trước khi đưa vào ủ. Chọn phế thải có nguồn gốc hữu cơ dễ phân huỷ, các phế thải khác như: túi nilon, cành cây,... phải được loại bỏ.
- Phế thải có nguồn gốc từ cây xanh: Các loại rác lá, rơm, rạ, ngô, lạc, cây phân xanh, chè, vải, các loại cỏ (trừ cỏ gấu, cỏ tranh)...các loại vỏ như vỏ trấu, vỏ cà phê, vỏ lạc...
- Phế thải có nguồn gốc từ động vật: Phân gia súc (trâu, bò, lợn, dê....), gia cầm (gà, vịt, ngan...).
- Chế phẩm sinh học Compost Maker.
- Nguyên liệu bổ sung: Đam, lân, kali, vôi bột, rỉ đường.
Nguyên vật liệu (để ủ cho 1 tấn):
- Thành phần nguyên liệu chính:
+ Phế thải chất hữu cơ sinh hoạt, phế thải nông nghiệp: rác, cây phân xanh, rơm, rạ, thân lá cây ngô, đậu, vỏ lạc,....: 700kg
+ Phân chuồng (trâu, bò, lợn, gà,...): 300kg
- Nguyên liệu bổ sung:
Nguyên liệu Khối lượng
+ Chế phẩm sinh học Compost Maker 2 kg
+ Rỉ mật (hoặc mật mía) 5-7 kg
+ Ure 2 kg
+ Kali 3 kg
+ Supe lân 5 kg
+ Vôi bột 5 – 7 kg
+ Nước sạch 33 – 45 lít
- Vật tư, dụng cụ: Cuốc, xẻng, dao, bình tưới, nilon, bạt, bao tải.
Bước 2: Xử lý nguyên liệu:
- Nguyên liệu từ phế thải chất hữu cơ sinh hoạt, phế thải nông nghiệp được chặt nhỏ bằng dao, kích thước càng nhỏ càng tốt.
- Đối với rơm, rạ, rác lá khô nên chặt ngắn rồi tưới ẩm hoặc xử lý bằng nước vôi trước khi ủ từ 3 - 5 ngày.
- Đối với cây phân xanh, cây ngô, đậu các loại, bèo tây (bèo Nhật Bản), bèo cái,... thì nên chặt ngắn khoảng 1 gang tay và phải phơi héo trước khi ủ.
Bước 3: Hoà dung dịch Vi sinh vật:
Trộn đều các thành phần gồm: Rỉ mật, men vi sinh vật, đạm urê, kali vào thùng chứa, trộn theo thứ tự sau: Cho rỉ mật, urê và kali vào nước, trộn sao cho tan hết lượng urê, kali và rỉ mật, sau đó cho chế phẩm vi sinh vật vào trộn đều tạo ra hỗn hợp vi sinh vật và dinh dưỡng trong thùng chứa để chuẩn bị tưới lên đống nguyên liệu.
Bước 4: Phối trộn nguyên liệu và dung dịch vi sinh vật.
- Đống nguyên liệu được dàn mỏng, rắc vôi bột và supe lân. Rồi dùng cuốc đảo để chúng trộn đều vào nhau. Tiếp đó tưới dịch vi sinh vật đã hoà ở trên vào đống nguyên liệu và đảo đều.
- Cách tiến hành: Sẽ được thực hành trực tiếp.
- Chú ý: Ẩm độ nguyên liệu sau khi xử lý phải đạt từ 45 – 50%. Trong quá trình ủ không dẫm lên đống ủ, không để nước mưa ngấm vào.
Bước 5: Ủ đống
- Chọn vị trí ủ: Vị trí ủ phải cao ráo, không bị ngập nước vào mùa mưa. Tốt nhất là vị trí có mái che để mưa không thấm vào. Các nguyên liệu trên sau khi đã phối trộn đều được chuyển vào vị trí ủ.
- Cách tiến hành: Nguyên liệu sau khi xử lý, xới tơi, dùng cào, cuốc, xẻng trộn đều sau đó vun thành đống. Yêu cầu chiều cao đống ủ khoảng 1m, rộng khoảng 2m và chiều dài thích hợp. Sau đó sử dụng nilông, bao tải hoặc bạt che lên bề mặt đống ủ. Vào mùa đông, cần che đậy kỹ để nhiệt độ đống ủ được duy trì ở mức 40 độ – 50 độ
Bước 6: Đảo trộn và bảo quản:
Sau khi ủ vài ngày nhiệt độ đống ủ tăng lên cao khoảng 40 – 50 độ. Nhiệt độ này sẽ làm cho nguyên liệu bị khô và không khí cần cho vi sinh vật hoạt động cũng ít dần. Vì vậy, sau khoảng 18 – 20 ngày tiến hành kiểm tra, đảo trộn đống ủ, nếu nguyên liệu khô thì bổ sung nước đến khi nguyên liệu đạt độ ẩm 45 – 50%. Sau đó ủ tiếp 10 – 15 ngày nữa quả trình ủ hoàn thành. Có thể sử dụng ngay cho sản xuất.
* Lưu ý:
- Khi sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh cần đảm bảo giữ ẩm cho đất trong 2 tuần đầu. Không để cho đất khô hạn làm chết hoặc giảm hiệu lực của vi sinh vật.
- Đối với chân đất chua phải bón vôi trước 2 – 3 ngày.
- Bảo quản phân bón nơi thoáng mát, tránh ánh sáng chiếu trực tiếp.
- Trước khi tiến hành xuống giống cần phải tiến hành ủ phân trước từ 1 – 2 tháng.